Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cần thời gian lâu dài và cần vốn để đạt được sự hiệu quả cũng như sự lan tỏa rộng rãi. Đó là chưa kể sức ép đến từ các doanh nghiệp nước ngoài trong thời kỳ Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, tài chính luôn là “rào cản” lớn nhất của các doanh nghiệp trẻ khi tiến đến thành công. Anh Nhật Quỳnh – Giám đốc Digital Marketing của QT Solutions chia sẻ: “Tuy nguồn khách từ giới thiệu rất tốt nhưng số lượng lại không nhiều. Do đó, chúng tôi bắt buộc áp dụng công nghệ để tìm kiếm nhiều nguồn khách hàng hơn.”
Doanh nghiệp trẻ trong công cuộc chuyển đổi số
Theo Cổng Thông tin Quốc gia, từ năm 2018 đến nay có hơn 550.000 doanh nghiệp được thành lập. Trong dịch bệnh vừa qua, những doanh nghiệp trẻ này một số đã phải dừng hoạt động, và chuyển đổi số là chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, theo khảo sát sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), có 92% doanh nghiệp không biết chuyển đổi số như thế nào. Trong đó, đặc biệt được quan tâm trong thời gian này là hóa đơn điện tử.
![]() |
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp mới thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 19/10/2020 đến ngày 30/6/2022 nếu có thông báo của cơ quan thuế và có đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì phải áp dụng hóa đơn điện tử trước ngày 01/07/2022.
Trong quá trình chuyển đổi hóa đơn điện tử, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều các vướng mắc. Thay vì bị động chờ đợi những phản hồi từ cơ quan thuế mất nhiều thời gian, doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử uy tín và chuyên nghiệp.
MIFI sát cánh cùng doanh nghiệp trẻ phát triển thương hiệu và áp dụng hóa đơn điện tử
Thấu hiểu những khó khăn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ khi trong giai đoạn đầu kinh doanh và chuyển đổi số, ông Huỳnh Trọng Văn – CEO Hóa đơn điện tử an toàn MIFI cho biết: “Sứ mệnh của MIFI không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ doanh nghiệp phần mềm hóa đơn điện tử hàng đầu mà còn sát cánh cùng doanh nghiệp phát triển thương hiệu, tạo tiền đề kinh doanh bền vững.”
![]() |
Đến thời điểm hiện tại, MIFI đã tạo được sự tin tưởng cho khách hàng khi có những chiến dịch truyền thông hiệu quả, tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Do đó, các kênh truyền thông của MIFI luôn có lượt truy cập cao ổn định trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đó, MIFI còn vận dụng tốt các báo chí, đài truyền hình và lan tỏa đến nhiều khách hàng tiềm năng.
Đồng hành cùng MIFI phát triển thương hiệu, chị Minh Phương – CEO của Xì Cơ Beer Bub, một doanh nghiệp vừa thành lập tháng 11/2021, chia sẻ: “MIFI có chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp mới thành lập như tôi có thể dễ dàng sử dụng hóa đơn tiết kiệm, đồng thời cách tính giá theo gói tháng rất phù hợp với những doanh nghiệp xuất hóa đơn nhiều như Xì Cơ Beer Pub.”
Phát triển thương hiệu cùng MIFI tại mifi.vn
Phương Dung
" alt=""/>Hóa đơn điện tử an toàn MIFI phát triển thương hiệu cho 1.000 doanh nghiệp trẻNhờ có sự phát triển của công nghệ số, cơ quan hải quan có thể tiếp cận dữ liệu từ các cơ quan chính phủ khác, các dữ liệu phải trả phí, nguồn dữ liệu mở, các nguồn thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.
Dữ liệu hải quan có mối quan hệ mật thiết với các chức năng của cơ quan hải quan, dữ liệu được sử dụng để xây dựng chiến lược, nâng cao chất lượng hoạt động chống buôn lậu, thu thuế, tối đa hóa nguồn lực tại các cửa khẩu và các đơn vị hải quan.
Mức độ hiệu quả của việc sử dụng dữ liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan tới “đạo đức dữ liệu”, bao gồm việc bảo mật, bí mật thương mại, các vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng dữ liệu bởi các cơ quan thuế, hải quan và tầm quan trọng của cải cách trong lĩnh vực hành chính công.
Theo đó, WCO cho rằng, các cơ quan Hải quan cần thiết lập cơ chế quản trị dữ liệu chính thống để đảm bảo tính liên quan, chính xác và kịp thời của dữ liệu; Sử dụng các tiêu chuẩn chung về định dạng dữ liệu và trao đổi dữ liệu; Đảm bảo việc quản lý dữ liệu phù hợp; Sử dụng phân tích dữ liệu, để thu thập và khai thác thành công dữ liệu nhằm thúc đẩy quá trình ra quyết định.
Khai thác dữ liệu để lấp đầy các lỗ hổng về nhân lực
Trở ngại lớn nhất đối với mỗi tổ chức đặt ưu tiên thực hiện ra quyết định dựa trên dữ liệu không phải là kỹ thuật mà là văn hóa. Văn hóa khai thác dữ liệu là khi tất cả các thành viên trong tổ chức đều được truy cập vào hệ thống phân tích dữ liệu có kiến thức cần thiết để tận dụng dữ liệu phục vụ công việc. Để có thể tạo lập và duy trì văn hóa dữ liệu bền vững, các chuyên gia nhấn mạnh việc cán bộ quản lý cấp cao cần đưa ra kỳ vọng nhất định về việc ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu.
Để nuôi dưỡng được văn hóa khai thác dữ liệu, các cơ quan hải quan cần tăng cường kỹ năng cần thiết của nhân viên, có khả năng đọc và phân tích dữ liệu một cách chính xác. Cơ quan hải quan cần đưa tiêu chí về kỹ năng tích hợp dữ liệu vào yêu cầu đối với cán bộ được tuyển dụng mới và cho họ tham gia xây dựng các khóa học trực tuyến để làm quen với việc thu thập và phân tích dữ liệu nhằm tăng cường văn hóa dữ liệu.
Bên cạnh việc đào tạo, cơ quan hải quan cần xây dựng chiến lược hiệu quả nhằm giữ chân các cán bộ có năng lực trong lĩnh vực này. Các cán bộ hải quan cũng cần có cái nhìn rộng hơn về ảnh hưởng của cơ quan hải quan trong các lĩnh vực bảo vệ xã hội, tạo thuận lợi thương mại và thu thuế công bằng.
Ngoài ra, các cơ quan hải quan cần thúc đẩy hợp tác nhằm tận dụng các dữ liệu trong mối quan hệ với các bên khác trong chuỗi cung ứng quốc tế, cũng như cung cấp dữ liệu cho công chúng và giới nghiên cứu như một công cụ nhằm tăng cường tính minh bạch, thúc đẩy chia sẻ tri thức và đối thoại với cộng đồng.
Chia sẻ dữ liệu với các cơ quan chính phủ khác nhằm tăng cường vai trò của cơ quan hải quan trong quá trình ra quyết định và các nguồn lực cần thiết bao gồm tìm kiếm nguồn tài trợ. Việc để cho thông tin và dữ liệu hải quan được tiếp cận một cách thuận tiện cũng là một phần cách thức chính phủ đáp ứng với yêu cầu chung về việc quản trị mở.
Duy Vũ
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của ngành hải quan đạt 91%. Theo kế hoạch, toàn ngành sẽ tiếp tục tích hợp 26 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
" alt=""/>Cơ quan Hải quan cần xây dựng hệ sinh thái dữ liệu dựa trên sự tin cậyTrao đổi với phóng viên VietNamNet, chị Quách Thúy An, nữ hộ sinh Trạm Y tế xã Quyết Thắng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, cho hay hầu hết các bà mẹ sắp sinh, mới sinh đã hiểu trẻ nhỏ cần được cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, nhưng một số chị em vẫn phụ thuộc bố mẹ, chăm sóc trẻ theo phong tục, tập quán cũ.
Một số người mẹ phải đi làm sớm khi chưa qua 6 tháng thai sản, nhờ ông bà trông con cả ngày. "Ông bà thường sốt ruột khi thấy trẻ khóc hoặc gầy so với con người khác, liền cho rằng sữa mẹ không đủ, không có dinh dưỡng hoặc trẻ khát, nên cho ăn dặm sớm, bú thêm sữa ngoài hoặc uống thêm các loại nước", chị An cho hay.
Thông tin từ hội thảo cho thấy tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, sai lầm phổ biến nhất của các mẹ là cho trẻ ăn dặm, uống nước trắng và các loại nước khác quá sớm, chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng, việc thực hành cho trẻ bú mẹ sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn chưa tốt dù đã có nhiều cải thiện so với trước đây,…
Đồng thời, các chuyên gia cũng cảnh báo thiếu sắt cao nằm ở nhóm trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu mà mẹ không được bổ sung sắt. Trẻ uống sữa công nghiệp quá nhiều trên 600ml/ngày, kém ăn cũng có nguy cơ thiếu sắt cao hơn. Tại các tỉnh phía Nam, lứa tuổi có tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt cao nhất là từ 12-24 tháng tuổi.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1.000 ngày đầu tiên từ khi thụ thai đến sinh nhật 2 tuổi là khoảng thời gian đặc biệt để thiết lập nền tảng cho sức khỏe, sự trưởng thành, ngăn ngừa tình trạng và hậu quả của thiếu dinh dưỡng.
" alt=""/>Sai lầm phổ biến nhất của các bà mẹ vùng núi phía Bắc khiến trẻ suy dinh dưỡng